Dịch vụ vệ sinh nhà xưởng Bình Dương bao gồm công việc gì?
+ Trần nhà xưởng: cần được làm sạch bụi bẩn, màng nhện bám trên trần, các thanh đà lớn, nhỏ.
+ Tường nhà xưởng: cần vệ sinh bụi, màng nhện.
+ Hệ thống máng đèn, hộp đèn và đèn.
+ Hệ thống quạt thông gió, quạt trần, quạt công nghiệp.
+ Vệ sinh kính, alu.
+ Vệ sinh sàn nhà xưởng…..
Tại sao bạn cần vệ sinh nhà xưởng thường xuyên?
Duy trì nơi làm việc sạch sẽ cho nhân viên
Tất cả công nhân, nhân viên luôn mong muốn được gắn bó và làm việc lâu dài trong môi trường sạch đẹp, tươm tất, chất lượng. Ngoài ra, rất nhiều công ty, thương hiệu khi hợp tác thì việc đầu tiên họ quan tâm là nơi làm việc và quy trình sản xuất của đối tác. Chính vì vậy, việc giữ cho nhà xưởng luôn sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là các công ty bên lĩnh vực sản xuất thực phẩm. Đồ uống để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và để lại ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.
Sức khỏe & sự an toàn tại nơi làm việc
Nhà xưởng, nhà máy là những nơi có sự hoạt động thường xuyên của máy móc sẽ gây ra nhiều bụi bẩn, dầu mỡ từ quá trình sản xuất. Chúng có thể biến thành mối nguy hiểm, là nơi chứa nhiều vi khuẩn, gây hại cho sàn nhà. Ảnh hưởng đến việc bảo quản hàng hóa. Dầu mỡ hay các chất lỏng khác được sử dụng để sản xuất có thể khiến công nhân bị trượt ngã hoặc khiến máy móc ngừng hoạt động.
Vì vậy, giữ an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc là điều không thể thiếu của bất kỳ nhà máy, xưởng sản xuất nào.
Nâng cao năng suất lao động
Theo thời gian, sàn kho, thiết bị trong nhà máy sẽ tích tụ bụi bẩn và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Máy móc được vệ sinh sạch sẽ giúp hoạt động trơn tru hơn, môi trường sạch sẽ thoáng mát giúp tinh thần người lao động được thoải mái, góp phần nâng cao năng suất lao động và sự hiệu quả trong công việc.
Bảo vệ môi trường
Khói, bụi không được kiểm soát thường là hậu quả trực tiếp của việc bảo trì kém các loại máy móc, thiết bị. Một dây chuyền sản xuất luôn được giữ sạch sẽ và trong tình trạng hoạt động hoàn hảo sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Tránh các tác nhân gây hại.
Quy trình vệ sinh nhà xưởng Bình Dương tại Vệ Sinh Phương Tín Đạt:
Tại Vệ Sinh Phương Tín Đạt, quy trình vệ sinh nhà xưởng của chúng tôi được tiến hành qua các công đoạn dưới đây:
PHẦN 1: CHUẨN BỊ
Trước khi tiến hành công việc, dựa trên quy mô công trình, chúng tôi sẽ lên kế hoạch chi tiết như cần bao nhiêu nhân lực, các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ và hóa chất cần thiết.
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp công việc tiến hành trôi chảy. Không làm mất thời gian quý giá của khách hàng.
PHẦN 2: VỆ SINH PHẦN THÔ
Nhân viên tiến hành sắp xếp lại đồ đạc một cách gọn gàng trong khu vực vệ sinh, đối với những trang thiết bị không di chuyển được, chúng tôi sẽ tiến hành phủ bạt hoặc nilong để tránh bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, hóa chất trong quá trình vệ sinh.
Nhân viên tiến hành vệ sinh phần thô như dọn rác thải của công trình. (Rác thải lớn phải dọn bằng tay) và tiến hành hút sạch bụi hoặc lau bằng tay. (Đối với khu vực máy hút bụi không hiệu quả).
Rác thải sau khi được quét dọn sẽ cho vào các bao và tập kết đúng nơi quy đinh của công ty.
PHẦN 3: VỆ SINH PHẦN TINH
Bước 1: Vệ sinh trần nhà xưởng
Tiến hành làm sạch bụi bẩn và mạng nhện bám trên trần nhà, trên thanh đà, thanh ti nối dài, thanh sắt đứng, lưới chắn chôn trùng, hệ thống thông gió, quạt trần, cáp treo, hệ thống chiếu sáng…
Giàn giáo và xe nâng là hai thiết bị được sử dụng khi vệ sinh trần, sử dụng thiết bị nào sẽ tùy thuộc vào quy mô của nhà xưởng.
Bước 2: Vệ sinh tường nhà xưởng
Tiến hành làm sạch bụi bẩn, mạng nhện trên tường. Tùy theo độ cao của nhà xưởng mà công ty sẽ dùng máy móc, thiết bị hỗ trợ công việc khác nhau. Quá trình hoạt động lâu ngày, trần và tường nhà xưởng sẽ có sự xuất hiện của các loài Nhện làm tổ, giăng tơ và cần được phun hóa chất để ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Bước 3: Vệ sinh làm sạch các loại máy móc, thiết bị
Đối với các nhà xưởng đã xây xong và chưa đi vào hoạt động sẽ không có hạng mục này. Tuy nhiên, với nhà xưởng đã hoạt động được một thời gian, máy móc, thiết bị sẽ dính nhiều bụi bẩn, dầu mỡ, v.v. vì vậy cần phải vệ sinh để đảm bảo máy móc được hoạt động trơn tru và đem lại sự an toàn cho người lao động.
Bước 4: Nghiệm thu
Sau khi công việc hoàn tất, nhân viên sẽ tiến hành di chuyển đồ đạc về vị trí cũ. Giám sát sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ công trình xem đã đạt yêu cầu hay chưa. Sau đó, tiến hành bàn giao cho khách hàng.